KỸ THUẬT GIAO DỊCH VỚI ĐÁM MÂY ICHIMOKU

KỸ THUẬT GIAO DỊCH
VỚI ĐÁM MÂY ICHIMOKU
I.  THẾ NÀO LÀ ICHIMOKU KINKO HYO (HAY ICHIMOKU HOẶC IKM)
Đây    một  hệ  thống  giao  dịch  hoàn  chỉnh  với  kiểu  giao  dịch  theo  xu  hướng (followtrend). Những  yếu  tố  được  thể  hiện  trong  IKM mang  tính  đầy  đủ    người  giao dịch  không cần  thiết phải sử dụng thêm những chỉ số khác khi giao dịch bằng IKM
Hệ thống này được phát triển bởi 1 nhà báo người Nhật có tên là Goichi Hosoda. Ông ta bắtđầu phát triển này vào những năm trong chiến tranh thế giới thứ 2. Kĩ  thuật IKM được sử dụng rộng rãi trong các phòng giao dịch ở khu vực Châu Á sau khi Hosoda viết quyển sách của ông ấy về hệ thống này. Tuy nhiên, mãi đến những năm 90 của thế kỉ trước, hệ thống này mới được sử dụng ở Châu Âu và khoảng thời gian gần đây, những người giao dịch đang tập trung nghiên cứu nó vì họ nhận thấy đây là một kĩ thuật có tiềm năng rất lớn.
Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa của từ IKM nhé. Ichimoku có nghĩa là “cái nhìn thoáng qua”,
Kinko có nghĩa là “trạng thái cân bằng”, ý nói sự cân bằng giữa giá cả và thời gian, còn Hyo có nghĩa là “đồ thị”. Nhìn chung, ý nghĩa của nó có thể hiểu là “cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng trong đồ thị giữa giá và thời gian”. Như vậy, tên của nó có ý nghĩa rất bao quát vì chứa đựng mối quan hệ giữa giá và thời gian, 2 yếu tố cấu thành nên biểu đồ
 Hình ảnh về IKM:
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

 II.  CẤU TẠO ICHIMOKU
 Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường chỉ báo (indicator) riêng biệt. Năm đường này phối hợp với nhau tạo  thành hình ảnh  tổng  thể về  Ichimoku. Có  thể  trình bày cơ bản về 5 đường chỉ báo này như sau:
1.  Đường xu hướng Kijun (Kijun-sen):
Ý nghĩa:
   Chỉ xu hướng của thị trường
 •  Nếu đường xu hướng đi  lên hoặc xuống, khả năng  thị  trường đang có xu hướng  là cao.
Nếu đường xu hướng đi ngang thì thị trường có khả năng đang không có xu hướng
•  Nếu giá nằm trên đường xu hướng thì có khả năng giá còn đi lên nữa và ngược lại
•  Nếu giá cắt đường xu hướng, khả năng xu hướng đang thay đổi
•  Nếu đường xu hướng đi lên thì giá đi lên và ngược lại
 Cấu tạo:
 •  (Giá cao nhất + giá thấp nhất)/2, tính trong 26 phiên
 2.  Đường tín hiệu Tenkan (Tenkan-sen)
 Ý nghĩa:
 •  Phát tín hiệu giao dịch khi giao cắt với giá hoặc đường xu hướng
 Cấu tạo:
 •  (giá cao nhất + giá thấp nhất)/2, tính trong 9 phiên
 3.  Đường trễ Chinkou (Chinkou-span)
 Dùng để xác định xu hướng:
 •  Nếu đường  trễ đi cùng hướng với  thị  trường, đường  trễ sẽ củng cố  thêm cho xu hướng của thị trường
•  Nếu đường trễ nằm trên giá, nó sẽ củng cố cho xu hướng tăng giá
•  Nếu đường trễ nằm dưới giá, nó sẽ củng cố cho xu hướng giảm giá
 4.  Đường dẫn Senkou Span A và Senkou Span B:
Ý nghĩa:
 Hợp với nhau thành đám mây (Kumo). Đây chính là phần trung tâm quan trọng nhất của mô hình Ichimoku vì nó cung cấp một số điểm như sau:
•  Hỗ trợ và kháng cự (support – resistance)
•  “Tâm lý thị trường” (market sentiment)  về sự tăng giảm giá
 Một số công dụng:
 •  Nếu giá nằm trong đám mây, khả năng đám mây sẽ là một hệ thống hỗ trợ và kháng cự, “nhốt” giá ở bên trong
•  Nếu giá nằm dưới đám mây, đám mây sẽ đóng vai trò kháng cự
•  Nếu giá nằm trên đám mây, đám mây sẽ đóng vai trò hỗ trợ
•  Các tín hiệu tăng giá hay giảm giá bên ngoài đám mây sẽ mạnh hơn nhiều những tín hiệu bên trong đám mây
Hình vẽ ichimoku
 HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công 
III.  CÁCH GIAO DỊCH THEO ICHIMOKU
Vì hệ thống IKM là một hệ thống rất toàn diện nên mỗi thành phần cấu thành nên nó đều có  thể sử dụng riêng biệt để giao dịch được. Tuy nhiên, nếu có  thể kết hợp được những  thành phần này lại với nhau thì có thể cung cấp một hệ thống giao dịch vững hơn.
Chiến thuật sử dụng cho IKM  thì có rất nhiều mà tôi có  thể để cập đến một số loại như sau:
•  Chiến thuật giao cắt Tenkan – Kijun
•  Chiến thuật giá cắt Kijun
•  Chiến thuật phá vỡ đám mây
•  Chiến thuật 2 mép đám mây cắt nhau
•  Chiến thuật giá cắt Chinkou
Tuy nhiên,  trong phần này  tôi  chỉ  trình bày chiến  thuật mang  tính đầy đủ nhất của hệ thống IKM, đó là:
Chiến thuật áp dụng giao cắt của Kijun và Tenkan, đồng thời có sự xác nhận  từ phía Chinkou và đám mây
Chiến  thuật này đúng  theo khái niệm về IKM, đó chính  là  sự hài hòa hay  là việc sử dụng  phối  hợp  tất  cả  các  yếu  tố  của  IKM  với  nhau. Nếu  đã  phối  hợp  được  như  vậy,  khả năng chiến thắng sẽ tăng lên rất nhiều, đồng thời giảm khả năng thua lỗ
Chiến thuật này gồm các bước như sau:
1.  Đối với vào lệnh mua:
                a.  Trước khi vào lệnh
•  Nếu giá nằm trên đám mây, chúng ta chỉ vào lệnh mua chứ không vào lệnh bán và ngược lại 
•  Nếu giá đã lên trên đám mây, hãy đợi cho Chikou (đường trễ) đi lên trên đám mây luôn.
Như vậy các yếu tố hỗ trợ đã đủ.
                b.  Điểm vào:
•    Đợi Tenkan (đường tín hiệu) cắt lên trên Kijun (đường xu hướng)
•  Vào lệnh sau khi giao cắt đã diễn ra và cây nến đã hoàn tất (đã đóng cửa)
                c.   Điểm thoát lệnh
•  Có thể thoát lệnh khi Tenkan cắt xuống Kijun.
                d.  Điểm chốt lời:
•  Điểm chốt  lời có  thể  tùy chọn đối với người giao dịch. Có  thể dùng tỉ  lệ Risk:Reward:
2-1 để xác định điểm chốt lời
•  Điểm này dựa trên nguyên tắc quản lí tiền của mỗi người
                e.   Điểm dừng lỗ:
•  Có thể dùng Kijun như nơi xác định điểm dừng lỗ hoặc dựa vào điểm hỗ trợ, kháng cự.
2.  Đối với lệnh bán: qui trình ngược lại so với lệnh mua
Chúng ta hãy xem xét những ví dụ bên dưới :
Trước tiên là tín hiệu mua:
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Quan sát tín hiệu mua phía trên:
 •  Giá vừa xuyên thủng đám mây từ dưới lên. ðây là tín hiệu tốt để vào lệnh mua
•  Đám mây ở vùng này nhỏ, chứng tỏ mức kháng cự không mạnh
•  Đường Chinkou vừa đi lên trên giá, chứng tỏ tín hiệu mua được củng cố
•  Chúng  ta vào  lệnh mua ngay sau khi Tenkan cắt Kijun đi  lên và giá  thì nằm phía  trên 2 đường này.
•    Đặt lệnh dừng lỗ phía dưới đường Kijun
•  Lệnh chốt lời không xác định
•  Có thể thoát lệnh sau khi đạt lợi nhuận kì vọng hoặc sau khi Tenkan cắt xuống Kijun trở lại
 Thêm một ví dụ về lệnh mua:
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
Nguyên nhân vào lệnh:
•  Giá vừa cắt lên so với đám mây. Đám mây mỏng nên kháng cự không mạnh
•  Chinkou cũng đã đi lên trên giá, củng cố tín hiệu mua
•  Vào lệnh sau khi Tenkan cắt lên Kijun và giá thì nằm trên 2 đường này
•    Đặt lệnh dừng lỗ nằm dưới Kijun 1 vài giá
•  Lệnh chốt lời mở - không xác định
•  Có  thể  thoát  lệnh sau khi đạt  lợi nhuận kì vọng hoặc Tenkan cắt xuống  trở  lại so với Kijun
 Ví dụ về tín hiệu mua yếu:
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công



Tín hiệu mua ở hình trên được xem là yếu vì nó xảy ra phía dưới đám mây kumo và đám mây đã đóng vai trò kháng cự, không cho giá xuyên thủng lên trên. 
Ví dụ về tín hiệu bán:



Tín hiệu bán trên được xem là tốt vì:
•  Xảy ra bên dưới đám mây.
•  Chinkou đã đi xuống dưới giá
•  Vào lệnh sau khi Tenkan cắt Kijun từ trên xuống
•    Đặt lệnh dừng lỗ phía trên Kijun, cách Kijun một vài giá
•  Thanh lý lệnh sau khi đạt lợi nhuận kì vọng hoặc Tenkan cắt lên trở lại
Xem ví dụ tiếp theo nhé:



Bạn hãy tự phân tích cho mình trường hợp này nhé 
Chúng ta hãy tham khảo một trường hợp của tín hiệu bán yếu:
Hinhd vẽ


Cả hai tín hiệu bán này đều yếu vì nó diễn ra phía trên so với đám mây
IV.  KẾT LUẬN:
IKM  là một phương pháp  tương đối hoàn  thiện. Tuy nhiên, cần ghi nhớ  rằng đây chỉ  là một  phương  pháp  “cứng”.  người  giao  dịch  nếu  muốn  thành  công  cần  kết  hợp  thêm  những phương pháp quản lý tiền để hoàn thiện hệ thống giao dịch của mình.
 Chúc anh chị giao dịch thành công.