TÌM HIỂU VÈ CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH

TÌM HIỂU VÈ CÁC ĐỒNG TIỀN CHÍNH

Đây là những thuộc tính cơ bản của các đồng tiền chính, cũng không có nhiều, tôi sẽ liệt kê một số thuộc tính chính mà tôi biết.

8 đồng tiền chính để trade: USD, EUR, GBP, CHF, CAD, AUD, NZD, JPY mỗi đồng tiền có những đặc tính cơ bản. Trong đó 3 đồng tiền CAD, AUD, NZD gọi là commodity, vì giá của các đồng tiền này chủ yếu chịu ảnh hường bởi giá cả của các mặt hàng là thế mạnh kinh tế của quốc gia đó, ở đây ta chủ yếu bàn về hai mặt hàng chính là: gold, oil.

CAD: Canada là một nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn thứ 9 trên thế giới va` từ năm 2000 trở đi, Canada đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nước cung cấp dầu quan trọng nhất của USA. Vì thế, khi giá dầu bắt đầu "bùng nổ" vào năm 2002, Canada đã thu được nguốn ngoại tệ không nhỏ bằng việc xuất khẩu dầu qua một số nước lớn như USA, China, Japan... Do đó giá đồng CAD chịu ảnh hưởng của oil
.

JPY: Japan là một trong những nước nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới và đồng JPY rất "nhạy cảm" với oil price. Ngoài ra, Japan là nước có lãi suất thấp nhất so với các nước còn lại, nên giá của JPY cũng chịu ảnh hưởng của họat động carry trade.

AUD: Australia là một trong số những nước có trữ lượng vàng để khai thác và xuất khẩu cao nhất thế giới( chỉ đứng sau South Africa ), do đó, ko có gì ngạc nhiên nếu chúng ta thấy Aussie ( $AUD) và gold luôn có một sự tương đồng về giá cả.

NZD: AUD/USD và NZD/USD tương đồng đến 90% => Giá Gold cũng ảnh hưởng đến NZD.

Ngoài ra, vì Australia và New Zealand đều là những nước xuất khẩu hàng hóa, nông sản cao cho nên giá nông sản cũng phần nào tác động đến $AUD và $NZD.

EUR: đồng EUR chiếm tý trọng cao nhất trong USD index, nên có thể xem chỉ số này dự đoán xu hướng giá của EUR. Ngoài ra, đồng EUR và CHF lên xuống tương đồng nhau khoảng 80%. Trong các nước EUR thì Đức là nước có ảnh hưởng lớn đến EUR, nên có thể xem các chỉ số kinh tế của Đức để đoán giá EUR.

CHF: lên xuống tương đồng với EUR; ngoài ra CHF là nơi để người ta tránh bão chính trị vì Thụy sĩ luôn được thế giới xem là một quốc gia trung lập trong các cuộc tranh cãi về chính trị của thế giới.

Swiss-Francs là đồng tiền của sự an toàn trên thế giới vì lý do chính trị của Thụy Sĩ. Cho nên mỗi khi thế giới có biến động CHÍNH TRỊ là người ta chạy vào đây trốn. Lý do là các tài phiệt, tư bản, độc tài của thế giới (những người mà gây ra sóng gió trên thế giới) đều gởi tiền tại đây. Cho nên có đánh nhau thì kiếm chố khác mà oánh. Chứ không ai dại gì kéo quân vào nhà bank của mình để đánh cả. Vì lý do đó mà Thụy Sĩ thường đứng ngoài cuộc chiến. Và cũng vì lý do này cho nên đồng tiền của họ tượng trưng cho sự yên ổn. Ngược lại, đồng US$ là tượng trưng cho sự yên ổn về tài chánh. Thế giới mà có biến động về tài chánh thì người ta chạy vào trốn với Uncle Sam. Lý do là the US Fed là mức bảo vệ cuối cùng của đồng US $. The Fed đã từng tuyên bố. Chính phủ Mỹ sẵn sàng bảo đảm giá trị đồng tiền của họ. Và trên thực tế không chính phủ nào mạnh bằng chánh phủ Mỹ trong lịch sử cận đại. Ngoài ra trong lịch sử của thị trường tài chánh của vài chục năm trở lại đây, the US Fed đã nhiều lần chứng minh được lời nói này cho nên anh thấy rất nhiều quốc gia trên thế giới đều lấy Mỹ kim làm đồng tiền dự trữ thay thế vàng. Cho dù quốc gia đó là kẻ thù của chú Sam. Ngay cả VN cũng thế. Tuy không còn là kẻ thù nữa, nhưng VN trên thể chế chính trị vẫn còn là một thế đối lập, nhưng VN vẫn giữ dollars trong quỹ dự trữ ngoại tệ của mình. Muốn trade currency thành công anh phải biết chút lịch sử của các đồng tiền để khi có biến động thì các anh biết chỗ nào mà chạy...
USD/JPY: Nhật là nước có nền kinh tế mạnh đứng thứ 3 trên thế giới với GDP vượt 4 ngàn tỉ đô. Cặp tiền tệ này cũng là một cặp tiền tệ rất lí thú đối với các traders: vì tất cả các yếu tố xung quanh nó như: Trung Quốc, dầu hoả, lxuà những nỗ lực của chính phủ. Tất cả những yếu tố đó đề đóng vai trò trong đường đi của cặp tiền tệ này.

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật trên thị trường thế giới và giá trị của loại tiền này, đồng Yên, luôn được nhà nước điều chỉnh từ xưa. Khi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi giá trị của đồng Nhân dân tệ ( tức là cho phép đồng tiền này cao hơn và gần với giá trị thực tế hơn) xúât nhập khẩu của Nhật sẽ cạnh tranh được tốt hơn trên thị trường Mỹ và đồng tiền Nhật sẽ tăng giá.

Nhật là một nước nhập khẩu dầu nên khi giá dầu tăng đồng nghiã với việc Nhật phải trả nhiều hơn và theo đó mà giá trị của đồng Yên cũng giảm.

Vì lãi suất của đồng Yên tương đối thấp, nên đồng tiền này thường được sử dụng làm tiền vốn của các giao dịch carry trades và vì thế, mà đồng tiền này đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi về lãi suất.

Điều quan trọng nhất là, vì đồng Yên tăng giá sẽ gây ảnh hưởng xấu đến xuất nhập khẩu của Nhật, khiến cho các sản phẩm của Nhật đắt đỏ hơn nên Ngân Hàng Nhật Bản luôn cố gắng cật lực để giữ cho giá trị của đồng Yên thấp hơn giá trị thật bằng cách xen vào thị trường ngoại tệ.

Thời điểm tốt nhất để trade cặp tiền tệ này là từ 6:00pm EST ( giờ mở cửa thị trường Châu Á) tới 9h tối EST và đầu giờ mở cửa thị trường Mỹ (8h sáng tới 10h am EST). Trung bình hàng ngày cặp tiền này dao động khoảng trên 100 pip.

USD/CHF: Lịch sử trung lập và ổn định của Thuỵ Điển đã giúp cho đồng France được biết đến như một “ngoại tệ an toàn”
.

Khi thị trường tài chính cảm thấy sự bất ổn, chiến tranh, các hiểm hoạ kinh tế, các thảm hoạ nhiệt đới, bất ổn chính trị phát sinh, trên thị trường có xu thế chuyển vốn về Thuỵ Điển – nước an toàn trung lập. Những thảm hoạ toàn cầu ko mong đợi hay những gia tăng đột biến về giá dầu cũng sẽ có ảnh hưởng tốt đến giá trị của đồng CHF, vì đồng tiền này là một trong số những tiền tệ vẫn tiếp tục được ủng hộ phần nào bởi vàng

Các thủ thuật trade:

- Theo thống kê, 99% cặp USD/CHF đi ngược chiều cặp EUR/USD và di chuyển trong một vùng giá cả khi mà cặp EUR/USD như vậy. Nghĩa là khi đồng EUR/USD lên thì đồng USD/CHF hạ và ngược lại. Vì vậy, chỉ cần nắm bắt được chiều chuyển động của EUR/USD, bạn sẽ biết được chuyển động của USD/CHF.

- Khoảng thời gian tốt nhất để giao dịch với capự này là khoảng thời gian đầu ngày khi thị trường Châu Âu mở cửa từ 3-->4h sáng và khi thị trường Mỹ bắt đầu mở cửa ( 8h đến 10h sáng EST). Thường thì cặp này dịch chuyển trên 120 pip một ngày.

AUD/USD: Úc là một quốc gia sản xuất vàng và vì thê khi giá vàng tăng tiền Úc cũng tăng. Trong khi đấy Mỹ với vàng lại có mối liên hệ hoàn toàn ngược lại, nghĩa là khi giá vàng tăng, giá trị của đồng đô la Mỹ sẽ giảm, tạo thêm một động lực hơn nữa để tiền Úc so sánh với tiền Mỹ.

USD/CAD: Giống như Úc, Canada cũng là một nước có nền tài nguyên phong phú với một số lượng lớn dự trữ dầu. Rất ít người biết một điều là Canada là nước sảm xuất dầu đứng thứ 9 trên thế giới, với lượng dữ trữ dầu lớn thứ nhì chỉ sau Ả Rập. Khi giá dầu quốc tế tăng, đồng đô la Canada cũng tăng.


Cặp tiền nhiều biến động

EUR/USD: có tính thanh khoản cao nhất, oánh chiếm nhiều nhất. Vì đông nhất nên có xu hướng thụt ra thụt vô, EUR/USD k bao giờ tiến lên tiến thẳng, nó cứ dập dình khá dài vì kẻ bán là có kẻ mua, tức là nhìn đồ thị hourly hay daily bao giờ cái body của candle stick nó cũng dài. Giờ điên cuồng của EUR USD là 9h-12h giờ New York. Tuy nhiên trong phiên này bạn lưu ý 4 điểm, các điểm này cũng chung cho các tiền tệ khác nhưng EUR USD thì nổi bật hơn
.
+ 9h15 các ngân hàng trung ướng khoá tỷ giá để họ chit chat với nhau, nên trước đó EURUSD đang lên nó sẽ khựng lại hoặc xì hơi xep lốp, lúc đó chớ hỏi tại sao.
+ 11h: giờ của các option currency đáo hạn trong ngày, giờ này cũng bín động vì kẻ ôm đầu máu kẻ cười ha hả cho option nên lúc đó nhảy lên xuống chóng mặt cũng đừng hỏi

+ 2h sáng: giờ này thì các futures currency đáo hạn nên cũng nhảy nhót tùm lum trước đó 1 tiếng. Đặc bịt thứ Sáu của tuần thứ 3 cuối tháng là đáo hạn future currency tháng roài cả stock cả gold nên lúc đó nhảy lên xuống thì cũng nên ngồi im. Tốt nhất hôm đó là té

+ Giờ thông báo của các chỉ số kinh tế như GDP NFP
.
Vì thế nhìn đi nhìn lại khoảng thời gian yên ả của đánh EUR USD rất hẹp chỉ còn lại từ 11h đến 12h giờ New York. Giờ này mà có thêm báo cáo về oil hay gas thì coi như hôm đó ngõ vắng yên ả cho đồng EUR USD.
Thêm nữa là nhìn EURUSD thì nên ngắm nhìn 2 cô em là EURJPY và EURCHF để xem nó có mon men break out không ? thường thì các cô em breakout thì sớm muộn cô chị EURUSD cũng thế . Tuy nhiên sớm muộn thì cũng phải tương đối, có thể sau vài giây hoặc vài tuần.

USDJPY: cặp này thì đứng thứ 2, cặp này đại diện cho tính bầy đàn châu Á. Có đặc điểm sau:
+ Ngân hàng trung ương Nhât bản có thân phận osin hơn bên Bernaki của FED. Trong khi Tim Geiner thì lẽo đẽo xách cặp cho Bernaki thì Bộ Trường tài chính Nhật mới là tay chơi chính
+ Bộ trường tài chính Nhật bản rất thích chơi võ mồm làm hạ giá hay tăng giá đồng Yên chứ ko thèm dùng chiêu can thiệp của BoJ.
+ Vì chơi võ mồm nhiều quá nên cuối cùng văn nói của Bộ trường tài chính Nhật lại kém hiệu quả so với Bernaki.
+ Doanh nhân Nhật chơi gái Tàu còn chơi cùng nhau nên khi cần USD để giao dịch thì họ cũng same shit. Họ đi theo Hội này họi thương mại nó nên cùng nhè nhau mà bán hoặc mua nên đồ thị chart của USJ JPY nó hơi buồn cười.
+ Ngân hàng trung ương Nhật bản thì như ninja không bao giờ dám ra mặt can thiệp intervention như các anh hào bên Mẽo hay ECB. Ngân hàng trung ương Nhật pa có vào xem cái balance sht thì cũng chả có thông tin vì mọi việc can thiệp tỷ giá nó lại giao cho Ngân hàng Bưu điện Nhật bản như kiểu Nhật bản làm gì có Bộ Quốc phòng mà chỉ có cái cục phòng vệ thui á.
+ Đồ thị nó có các mức support và resistance khá theo số chẵn.
+ Đồ thị nhảy nhót theo kiểu đi giày đeo đá. Nhảy rất lâu mới ngoi lên nhưng ngoi lên xong là ngoi lên luôn ít xuống.
+ Breakout thì rất lâu nhưng đã có thì dã man đúng kiểu võ sĩ đạo.
+ Xem các anh em của nó là AUDJPY NZDJPY hay EURJPY để xem tấn tới cho cùng nhịp.


Trân trọng!
Vũ Công Hoan

Trưởng Phòng Tư Vấn Khách Hàng
Sàn Giao Dịch Natureforex -Nhật Bản
Văn phòng giao dịch: Tầng 12, Tòa Nhà Keangnam 
Website:       http://www.natureforex.vn/home 
Điện thoại:    0913 925 641
Email:           vuconghoantb@gmail.com
Skype:          vu cong hoan