3 lý do khiến euro lao dốc ngay đầu năm 2015


Thị trường tài chính châu Âu khai trương năm mới bằng phiên giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 9 năm qua của euro.

Cụ thể kết thúc phiên ngày 5/1, euro bất ngờ lao dốc xuống thấp nhất 9 năm so với USD trước khi tăng nhẹ trở lại và giao dịch quanh mốc 1,19 USD đổi 1 euro.
Vậy nguyên nhân nào khiến euro đột ngột lao dốc ngay đầu năm 2015?
1. USD tăng giá mạnh
Càng về cuối năm 2014, USD càng khẳng định vị trí là "vua", là kênh đầu tư hấp dẫn nhất thị trường tiền tệ toàn cầu khi liên tục tăng giá mạnh so với tất cả các đồng tiền lớn, như bảng Anh, franc của Thụy Sĩ và yên của Nhật Bản.
Diễn biến tỷ giá giữa euro, bảng Anh, yên với USD (Nguồn: reuters)
Diễn biến tỷ giá giữa euro, bảng Anh, yên với USD từ đầu năm 2014 (Nguồn: Reuters)
Không có gì quá khó hiểu về đà tăng giá ổn định của USD bởi trong năm 2014, Mỹ đã khiến giới đầu tư toàn cầu choáng váng vì tốc độ phục hồi kinh tế mạnh mẽ chưa từng thấy trong hơn 10 năm qua. Cụ thể trong quý III, kinh tế Mỹ tăng trưởng 5% sau khi đã tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý II. Trong khi đó, thị trường việc làm tại Mỹ cũng liên tục cho thấy những cải thiện đáng kể, như số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trung bình năm 2014 xuống thấp nhất 14 năm.
Với những dấu hiệu phục hồi đáng nể này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định kết thúc chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn QE3 và tiến tới nâng lãi suất, bình thường hóa chính sách tiền tệ. Đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 4/2015 càng khiến giới đầu tư đổ mạnh vốn vào USD, đẩy giá của đồng bạc xanh lên cao nhất nhiều năm so với các đồng tiền lớn.
Trong khi đó so sánh với Mỹ, Eurozone lại đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng, như tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục, kinh tế trì trệ và rủi ro giảm phát ngày càng cao. Với điều kiện kinh tế u ám như vậy, euro chắc chắn không được xem là kênh đầu tư sinh lợi như USD.
2. ECB đang tiến tới QE
Trong khi Fed tuyên bố kết thúc QE3 và tiến tới thắt chặt chính sách tiền tệ, thì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại đang "úp mở" về một chương trình nới lỏng định lượng nhằm cứu Eurozone thoát khỏi nguy cơ giảm phát. Trong buổi phỏng vấn với tờ Handelsblatt (Đức) mới đây, chủ tịch Mario Draghi cho biết, rất có thể ngân hàng trung ương sẽ khởi động chương trình mua trái phiếu chính phủ quy mô lớn trong năm nay.
 
Trước đó rất nhiều chuyên gia cho rằng, ECB sẽ công bố gói QE ngay trong cuộc họp chính sách tháng 12/2014. Tuy nhiên, ông Draghi cho biết, các nhà hoạch định chính sách cần thêm thời gian để đánh giá tác động của đà trượt giá dầu đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng lương.
Áp lực đối với ECB trong việc triển khai QE càng lớn khi theo ước tính ban đầu, lạm phát tháng 12 của Eurozone có thể sẽ xuống dưới 0, đánh dấu thời kỳ giảm phát mới của khu vực kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Hôm quan, chính phủ Đức vừa cho biết, tỷ lệ lạm phát tháng 12 của nước này chỉ đạt 0,1%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, QE có thể sẽ được thảo luận trong cuộc họp chính sách của ECB trong ngày 22/1 tới đây.
3. Căng thẳng chính trị tại Hy Lạp leo thang
Chính phủ liên minh Eurozone đang chịu áp lực rất lớn trước cuộc bầu cử ngày 25/1 của Hy Lạp. Kết quả bầu cử của Hy Lạp không chỉ quyết định số phận của nước này mà còn ảnh hưởng tới tình hình chính trị và kinh tế của cả khu vực.
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras
Mới đây, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras cảnh báo, nếu đảng đối lập Syriza thắng cử, Hy Lạp rất có thể sẽ rơi vào vỡ nợ và buộc phải rời Eurozone. Syriza vốn là đảng phản đối đàm phán gói cứu trợ 240 tỷ euro của Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng nợ cho chính phủ Hy Lạp.
Nếu Hy Lạp vỡ nợ, châu Âu chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng nợ trầm trọng hơn, theo nhận định của một số chuyên gia.
Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy, khủng hoảng tài chính của Hy Lạp đang ảnh hưởng tới các nước thành viên khác. Trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ của Hy Lạp tăng mạnh thì lợi suất trái phiếu chính phủ của Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland vẫn đang ở mức ổn định.


-- 
Trân trọng!
Vũ Công Hoan

Trưởng Phòng Tư Vấn Khách Hàng
Sàn Giao Dịch Natureforex -Nhật Bản
Văn phòng giao dịch: Tầng 12, Tòa Nhà Keangnam 
Website:       http://www.natureforex.vn/home 
Điện thoại:    0913 925 641
Email:           vuconghoantb@gmail.com
Skype:          vu cong hoan